Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ và điều trị chỉnh hình như thế nào?

408 đã xem

Trẻ em thường chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn hình thái thẩm mỹ cho răng, vì vậy bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý các thói quen xấu ở trẻ gây lệch lạc răng để kịp thời hướng dẫn trẻ bảo vệ sức khoẻ răng miệng đúng cách.

Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ

Cha mẹ cần lưu ý theo dõi khi bé có các biểu hiện hàm cắn không khít, khớp cắn ngược,.. và lưu ý các tật xấu ở trẻ như tật mút ngón tay, hay cắn môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,.. đây là những thói quen nguy hiểm có thể gây lệch lạc răng, mất hài hòa giữa răng và hàm ở trẻ mà cha mẹ không ngờ tới:

Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ 1

Mút tay là thói quen thường thấy và gây tác động không tốt đến hình thái răng của trẻ.

  • Thói quen mút tay kéo dài ở trẻ: các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp, dễ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít, ngoài ra còn có nguy cơ làm hẹp cung hàm do môi và má hay ép lại, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
  • Thở miệng, đẩy lưỡi: làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô, cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vênh, khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được. Ngoài ra thở miệng thường xuyên còn khiến miệng trẻ bị khô, ít tiết nước bọt dẫn đến dễ sâu răng hơn
  • Thói quen cắn môi dưới: như bú ngón tay, sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít.
  • Nghiến răng: khiến răng bị mòn, ngoài ra còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
  • Chống cằm: đôi khi trẻ có thói quen chống cằm, nhất là trong lúc ngồi học, hậu quả là xương hàm dưới phát triển không đều có thể gây bất đối xứng trên khuôn mặt.

Nhiều khi các thói quen xấu này ở trẻ rất khó phát hiện, thậm chí cha mẹ và chính trẻ không biết mình có những tật xấu đó (đẩy lưỡi, nghiến răng,..), mà do các Nha sĩ khi thăm khám phát hiện.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân chính khiến răng vĩnh viễn mọc lên khấp khểnh, không thẳng hàng, lại tới từ răng sữa:

Các thói quen xấu gây lệch lạc răng ở trẻ 2

Vấn đề răng sữa của trẻ nếu không được quan tâm đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hình thái răng vĩnh viễn sau này.

  • Bất thường trong quá trình thay răng khi răng sữa không rụng đi, răng vĩnh viễn phải đẩy lên chen chúc nên dễ mọc lệch, mọc lẫy.
  • Răng sữa bị mất sớm do tai nạn, chấn thương té ngã, hoặc thường gặp nhất là phải nhổ bỏ do tình trạng sâu răng sớm quá nặng, hoặc thậm chí nhổ răng khi bị sâu mà cha mẹ không ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo tồn răng sữa. Răng sữa rụng sớm sẽ không định hình cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới, phần lợi bị kín, khô cũng khiến việc mọc răng vĩnh viễn sau này khó khăn, răng dễ mọc sai vị trí, mọc không thẳng hàng. Việc chú ý giữ gìn răng sữa, do đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm, không bị xô lệch.

>> Phụ huynh có biết: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh & chiều cao của trẻ

Những lệch lạc răng mặt nào thường gặp ở trẻ em nhất?

  • Răng mọc chen chúc: là tình trạng các răng sắp xếp lộn xộn, không ngay ngắn trên cung hàm, răng mọc không đều, các răng khấp khểnh do thiếu chỗ (răng quá to hay xương hàm cung răng quá nhỏ không đủ chỗ để các răng sắp xếp).
  • Hô răng hàm trên: tình trạng răng cửa hàm trên nghiêng nhiều ra trước, trong khi xương hàm trên vẫn bình thường theo tương quan chiều trước sau. Tình trạng này khá phổ biến, làm cho khuôn mặt không thẩm mỹ.
  • Hô hàm trên: là tình trạng hàm trên nhô quá về phía trước, hoặc hàm dưới lùi quá về phía sau.
  • Cắn ngược hay cắn chéo (móm): tình trạng răng dưới phủ ngoài răng trên. Hiện tượng này xảy ra khi răng hàm trên cắn vào bên trong răng hàm dưới. Cắn chéo có thể gặp ở vùng răng sau nhưng thường xảy ra ở vùng răng trước, ảnh hưởng cả thẩm mỹ và chức năng nhai.
  • Răng thưa: tình trạng có khe hở giữa các răng, xảy ra khi răng quá nhỏ so với cung hàm hoặc cung răng quá rộng.
  • Cắn hở: xảy ra khi răng cửa trên và răng cửa dưới không chạm nhau khi trẻ cắn lại. Khi cắn 2 hàm răng lại, răng hàm phía sau chạm nhau nhưng răng cửa vẫn hở. Ngoài việc mất thẩm mỹ, khi cắn hở, trẻ sẽ không thực hiện được chức năng cắn và xé thức ăn, ảnh hưởng đến hiệu quả ăn nhai.
  • Cắn sâu: tình trạng răng trên phủ răng dưới quá mức (hơn 3mm). Khi cắn lại, răng hàm trên che khuất răng hàm dưới. Trường hợp nặng, răng cửa dưới cắn chạm vào vùng nướu hay khẩu cái phía sau các răng cửa trên.
Những lệch lạc răng mặt nào thường gặp ở trẻ em nhất? 1

Răng lệch lạc ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt của trẻ. (Ảnh trái) Trẻ cần được chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí và khắc phục các khuyết điểm về thẩm mỹ. (Ảnh 2)

Những lưu ý khi can thiệp chỉnh hình răng ở trẻ

  • Những bất thường của hàm răng trẻ cần được đi đến Nha sĩ chuyên về chỉnh hình răng mặt để khắc phục, trước tiên là đánh giá, phát hiện được một số trường hợp cần được chỉnh hình răng hàm mặt sớm cho trẻ nhằm ngăn ngừa các rối loạn trầm trọng và giúp cho việc điều trị sau này nhanh hơn và ít phức tạp hơn.
  • Việc chỉnh hình với các trường hợp có lệch lạc răng, không cần phải chờ tới lúc trẻ rụng hết răng sữa, vì lúc đó có thể dẫn đến hậu quả trầm trọng hơn. Nếu để đến thời điểm trẻ đã lớn, sẽ không thể điều trị được bằng chỉnh nha đơn thuần, mà phải dùng phương pháp chỉnh hình phẫu thuật phức tạp và tốn kém để có được một kết quả hoàn hảo.
  • Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10 – 12 tuổi). Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng.

Hy vọng với những chia sẻ trên từ IgYGate DC – PG , cha mẹ có thể sớm phát hiện các bất thường trong quá trình mọc răng, thay răng ở trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp bé có hàm răng đều đặn, khỏe mạnh cùng nụ cười tỏa sáng

Xem thêm:

4. Sử dụng “viên kẹo thần kỳ” 2

LIÊN HỆ: 0969.513.269

Có thể bạn quan tâm: Niềng răng - implant nha khoa

Ý kiến của bạn